Theo Giáo sư Nguyễn Văn Kính – Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nếu trẻ nhiễm sán trưởng thành, uống thuốc 1 ngày là khỏi; nếu nhiễm ấu trùng sán, uống thuốc trong 2 tuần là hết. Song vụ hơn 200 trẻ ở Thuận Thành, Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong bài viết này, Beauty Family sẽ mách cách nhận biết thịt có sán lợn và bí quyết chọn thịt lợn an toàn.
Sán lợn là gì và sán lợn nguy hiểm như thế nào?
Được biết, từ ngày 15 – 17/3 đã có hơn 2.000 gia đình tại Bắc Ninh đưa con đi xét nghiệm ấu trùng sán lợn tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng Trung Ương. Tính đến tối ngày 17/3, két quả từ hơn 1.700 mẫu xét nghiệm tại 2 bệnh viện cho thấy đã có 209 trẻ nhiễm sán lợn. Còn trên 300 mẫu xét nghiệm đang chờ kết quả.
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), bệnh sán dây hay ấu trùng sán dây lợn (bệnh sán dải, sán dải heo) xuất hiện ở tất cả các vùng miền. Sán thường ký sinh trong đường ruột của gia súc, gia cầm. Nếu trong quá trình chế biến, người thực hiện tống được chúng ra ngoài thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Song, một số trứng sán lại chui qua màng ruột động vật, di chuyển vào các tớ thịt, não, gan… một số nở thành sán, một số thì không và khi con người ăn phải thì sán sẽ xâm nhập vào cơ thể.
Ấu trùng sán lợn di chuyển vào trong cơ thể người hầu hết là do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng. Nếu chúng ta ăn trứng sán dây, ấu trùng sẽ di chuyển từ bên ngoài ruột và hình thành các nang ấu trùng trong các mô cơ thể và cơ quan khác (nhiễm trùng xâm nhập). Nếu chúng ta ăn phải ấu trùng sán dây lợn, chúng sẽ phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột (nhiễm trùng đường ruột).
Hầu hết người bị nhiễm sán lợn đều có những triệu chứng điển hình như: buồn nôn, yếu ớt, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, sụt cân nhanh chóng và không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn khi đưa vào cơ thể. Trong trường hợp các ấu trùng sán dây di chuyển khỏi ruột và hình thành các nang ở các mô, cơ quan trong cơ thể gây tổn thương hệ thống nội tạng sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: sốt, cơ thể bắt đầu xuất hiện phản ứng dị ứng với các ấu trùng, nhiễm khuẩn, co giật.
Các nghiên cứu chỉ ra, vòng đời của sán dây lợn trưởng thành có thể lên đến 30 năm trong ký chủ. Nhiễm sán dây đường ruột thường nhẹ nhưng nhiễm ấu trùng xâm lấn có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.
Người ăn phải trứng sán dây lợn, trứng sẽ đi vào dạ dày nở thành ấu trùng và tiếp tục di chuyển đến ruột non, ấu trùng có thể xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu. Lúc này sẽ di chuyển đến ký sinh tại cơ vân, não, mắt, mật… Ấu trùng sán còn theo máu đến các cơ, mắt hoặc não người và sẽ hóa nặng.
Đặc biệt, nếu nang sán nằm trong não có thể khiến người bệnh bị động kinh, liệt tay chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn thần trí hoặc đau đầu dữ dội. Trường hợp nang sán nằm trong mắt sẽ tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù. Ấu trùng sán ký sinh trong cơ có thể gây viêm cơ khiến trương lực cơ giảm, làm giảm khả năng lao động. Ấu trùng sán ký sinh dưới da gây nên tình trạng nổi hạt gạo dưới da…
Cách nhận biết thịt bị nhiễm sán lợn
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân khiến con người bị nhiễm sán lợn như ăn thịt lợn tái, sống, nem chua, thịt không rõ nguồn gốc… Hoặc do quá trình lây nhiễm chéo giữa thịt sống nhiễm sán dây và thịt chín như dùng chung thớt thái hoặc người nấu không rửa tay khi tiếp xúc với thịt sống chứa sán dây.
Do đó, khi chế biến các bà nội trợ cần đặc biệt chú ý đến khâu mua thịt, sơ chế và chế biến thịt trong thời gian dịch đang bùng phát. Để tránh nhiễm sán lợn các bà nội trợ tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt heo tái chế, rau sống…
Mặt khác khi đi mua thịt ngoài chợ, các mẹ cần chú ý xem thịt có sán lợn không bằng cách quan sát kỹ các thớ thịt có các hạt như hạt gạo nổi lên hay không? Bởi các hạt đó chính nàng ấu trùng sán dây.
Trong trường hợp các nang sán đã nằm trong các mô cơ thì sẽ thấy xuất hiện những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng từ 1 – 2cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc. Ấu trùng nang sán này di chuyển nhanh lẹ và thường nằm ở vị trí đầu cơ vân của thịt nên rất dễ nhìn ra.
Chỉ cần nắm bắt dược những dấu hiệu trên là mẹ có thể đảm bảo không bao giờ bị mua nhầm thịt lợn có chứa sán dây hoặc ấu trùng sán. Đặc biệt, khi mang về chế biến mẹ cần thái ra, kiểm tra kỹ và vệ sinh sạch sẽ đồ dùng sau khi chế biến.
Mách mẹ bí quyết chọn thịt lợn sạch
Cùng với thịt gà, thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Trong thịt lợn có chứa nhiều protein, vitamin và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dịch bệnh ở lợn (điển hình như dịch sán lợn) đang gây ra nhiều lo lắng cho người tiêu dùng. Để giúp các gia đình Việt có bữa ăn đảm bảo, Beauty Family xin mách các bà nội trợ cách lựa chọn thịt lợn an toàn như sau:
– Thịt lợn có màng ngoài khô: miếng thịt lợn tươi thường có màng ngoài khô, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Còn miếng thịt màu xanh nhạt hoạc hơi thâm hay có mày đen không bóng, màng ngoài có nhớt thì là thịt có vấn đề.
– Thịt có màu đỏ tươi: về màu sắc, thịt lợn sạch phải là thịt có màu đỏ tươi mới là thịt mới và không có hóa chất hoặc thịt đã đông lạnh. Thịt lợn tươi thường có độ mềm và tươi sáng nhất định.
– Độ rắn và đàn hồi của thịt: thịt lợn tươi thường có độ chắc hơn, độ dày cao hơn, lấy ngón tay ấn vào sẽ không để lại các vết lõm lớn, khi bỏ tay ra không bị dính. Còn thịt lợn ôi sẽ có hiện tượng lõm khi dùng tay ấn vào miếng thịt, màu sắc kém tươi và thường rất nhũn.
Đối với thịt lợn có vấn đề, khi mua về chế biến như nấu canh chẳng hạn bà nội trợ sẽ thấy nước canh vẩn đục, có mùi khó chịu. Đặc biệt, lớp mỡ trên mặt nồi canh thường tách thành những vết nhỏ, thịt rời rạc không thơm ngon như thịt tươi sạch.